Bệnh lồng ruột là hiện tượng tai biến thường xảy ra ở trẻ đang bú mẹ, đặc biệt ở các bé dưới 24 tháng tuổi có nhu động ruột mạnh. Khi bị lồng ruột, các mạch máu để nuôi ruột sẽ bị tắc nghẽn không nuôi được đoạn ruột bị lồng và dẫn đến hoại tử. Vậy lồng ruột là bệnh gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và các biến chứng của bệnh này như thế nào. Hãy cùng ufoesa.com đi tìm hiểu bệnh này qua bài viết sau đây.
I. Bệnh lồng ruột là gì?
Lồng ruột là bệnh gì? Lồng ruột là bệnh tiêu hóa liên quan đến hệ thống đường ruột (ruột già và ruột non). Ở trong lòng ruột được chia ra làm nhiều đoạn ruột nối tiếp nhau, khi một đoạn ruột chui vào lòng của một đoạn kế cận khiến cho hoạt động của tiêu hóa bị tắc nghẽn.
Thông thường, bệnh này xảy ra chủ yếu ở trẻ em có độ tuổi bắt đầu ăn dặm cho đến khoảng 4 tuổi, khi đó hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn toàn.
Lồng ruột ở trẻ là bệnh cấp tính có mức độ nguy hiểm vì khi ruột lồng vào nhau sẽ dẫn đến các mạch máu bên trong ruột bị tắc nghẽn và không thể nuôi dưỡng gây ra các biến chứng như hoại tử ruột, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tử vong do nhiễm trùng ổ bụng
II. Nguyên nhân gây ra bệnh lồng ruột
Hiện nay có đến 95% là không rõ nguyên nhân gây ra tình trạng lồng ruột, 1 % là do người bệnh sau phẫu thuật và 4% còn lại là do một số nguyên nhân như
1. Ruột co bóp bất thường
Khi trẻ đang ở trong giai đoạn chuyển từ bú sữa mẹ sang ăn dặm đã khiến ruột phải thay đổi tốc độ và lực co bóp để có thể tiêu hóa thức ăn. Do đó dễ làm cho các đoạn ruột bị lồng vào nhau do khối lượng hoặc kích thước thức ăn đưa vào lớn hơn so với trước.
Bên cạnh đó, kích thước các đoạn ruột chưa phát triển hoàn thiện nên có sự chênh lệch làm cho đoạn ruột phía trước dễ chui vào và đoạn ruột phía sau bị tắc nghẽn
2. Tiêu chảy trong thời gian dài
Tiêu chảy thường xảy ra do nhiều nguyên nhân, tuy nhiên do tăng nhu động ở ruột khi ruột co thắt với cường độ lắm trong thời gian dài làm cho đoạn ruột dễ lồng vào nhau.
Nếu trẻ có dấu hiệu bị tiêu chảy thường xuyên thì bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được điều trị và tránh xảy ra hiện tượng lồng ruột và những biến chứng của bệnh này.
3. Do các khối u và Polyp bên trong lòng ruột
Không chỉ riêng người lớn mà trẻ con cũng xuất hiện các khối u lành tính và Polyp ở bên trong lồng ruột có thể do bẩm sinh hoặc do quá trình phát triển của trẻ. Các khối u và Polyp sẽ khiến thay đổi sự vận động của ruột diễn ra bất thường, từ đó gây ra hiện tượng lồng ruột.
Ngoài ra, trường hợp rò rỉ từ các khối u này cũng khiến cho ruột bị nhiễm trùng cùng với sự co bóp mạnh và dẫn đến hiện tương tự
III. Triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh lồng ruột là gì?
Vì đây là hiện tượng thường gặp ở trẻ em và có nhiều triệu chứng dễ gây hiểu lầm với bệnh tiêu hóa thông thường nên một số phụ huynh chủ quan khiến bệnh dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Nếu phát hiện các triệu chứng dưới đây ở trẻ, hãy đưa trẻ đến gặp ngay bác sĩ nhằm điều trị kịp thời cho trẻ. Vậy dấu hiệu của lồng ruột là bệnh gì?
- Nôn ói liên tục khi ăn, uống nước hoặc sữa mà bé đã ăn. Nếu tình trạng nôn ối diễn ra liên tục có thế khiến cho trẻ nôn ra dịch mật vàng hoặc xanh gây mất sức và nguy hiểm đến tính mạng
- Đau bụng xung quanh rốn và cơn đau sẽ tăng dần khiến cho trẻ quậy khác, bỏ ăn, bỏ bú,… Các cơn đau thường xuất hiện theo từng cơn và khiến cho trẻ ưỡn người, vặn vẹo và khóc thét từng cơn.
- Đi kèm cùng với các triệu chứng đau, nôn ói thì trẻ còn có các dấu hiệu như mệt lả, môi tái nhợt, sốt cao do nhiễm trùng ở vùng bụng, chân tay lạnh bất thường, mất ý thức,..
- Sau 6 – 12 tiếng đau bụng trẻ đi ngoài ra máu tươi hoặc nâu có chất nhầy kèm theo. Da tái, môi khô, mạch nhanh, mắt trũng và người lạnh
- Sờ vào vùng bụng trẻ có thể thấy khối ruột lồng như đoạn dồi
- Các triệu chứng này thường xuất hiện tương tự với các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa do đó khi xuất hiện dấu hiệu đau bụng hay nôn ói phụ huynh cần đưa trẻ đến ngay cơ sở khám bệnh gần nhất.
IV. Bệnh lồng ruột ở trẻ có thực sự nguy hiểm không?
Bệnh lồng ruột là bệnh đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ vì ruột là bộ phận hoạt động quan trọng trong hệ tiêu hóa và tại ruột có chứa nhiều mạch máu, hệ thống dây thần kinh. Nếu các bậc phụ huynh không phát hiện ra sớm để xử lý kịp thời các triệu chứng của bệnh lồng ruột có thể gây thêm nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như:
- Hoại tử ruột do máu không thể đến vị trí tắc nghẽn
- Gây tắc nghẽn nghiêm trọng do nhiều đoạn ruột bị lồng liên tiếp với nhau
- Thủng, rách thành ruột
- Nhiễm trùng ổ bụng, nhiễm trùng máu
V. Biện pháp phòng tránh hiện tượng lồng ruột ở trẻ nhỏ
Hiện nay do chưa thể xác định nguyên nhân thực sự gây ra hiện tượng lồng ruột ở trẻ nên không có biện pháp dự phòng hiệu quả. Cách tốt nhất là thông qua cách nhận biết các dấu hiệu bất thường ở trẻ nhỏ để phát hiện sớm lồng ruột và tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vậy những biện pháp phòng ngừa lồng ruột là bệnh gì, như thế nào?
Khi trẻ có dấu hiệu đau bụng theo từng cơn, biểu hiện bằng những cơn khóc dữ dội, đột ngột, bỏ bú, ngừng chơi,… thì các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đi khám ngay lập tức.
Tại bệnh viện và các phòng khám, bác sĩ sẽ nhanh chóng thăm khám và làm thêm các chẩn đoán như xét nghiệm phân, xét nghiệm máu, chụp X-quang, siêu âm ổ bụng,… để chẩn đoán được chính xác và có phương án can thiệp kịp thời.
Bên cạnh đó, tuyệt đối không thực hiện các mẹo hay các bài thuốc dân gian để tự điều trị bệnh tại nhà. Do trẻ đang có thể trạng yếu và nhạy cảm nên điều này có thể đe dọa trực tiếp tới tính mạng của bé nếu không được can thiệp bằng y khoa.
Hy vọng với những thông tin bài viết này của chúng tôi giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về lồng ruột là bệnh gì cũng như các triệu chứng và phòng tránh bệnh này ở trẻ nhỏ.